
Với Price Action (PA), mọi thứ phải đơn giản hết mức có thể, đơn giản cả trong tư duy, đơn giản cả trong phân tích, và đơn giản cả trong biểu đồ (chart).
Dù biết rằng PA là một hình thức thuần túy của PTKT – phân tích kỹ thuật (technical analysis).
Nhưng điều làm PA khác biệt với phần còn lại của PTKT dùng chỉ báo trễ đó là bởi sự đơn giản.
1.Đơn giản trong chart
Chúng ta thử hình dung một chart phân tích dùng rất nhiều indicators (chỉ báo)…
Như ví dụ dưới là chart của cặp ngoại hối EUR/USD với timeframe H4.
Một chart dùng khá nhiều indicators kinh điển.
Ta dễ dàng nhận ra hàng loạt các indicators kinh điển thường được các trader “sủng ái” như: RSI, MACD, Stochastic, Pivot, Bollinger Bands, Moving Average,…vâng vâng và vâng vâng.
…điều gì sẽ xảy ra với traders khi nhìn chart ví dụ trên???
-> Chắc đa phần trader sẽ trả lời chỉ 2 chữ, đó là RỐI QUÁ!
Vậy theo Price Action, nên để chart không sử dụng chỉ báo, hay gọi là “chart sạch“.
Ví dụ về một “chart sạch” của cặp ngoại hối EURUSD khung H4.
2.Nhìn chart đơn giản với Mô hình giá
Khi theo Price Action, thì mô hình giá là kiến thức các trader cần nắm vững.
Vì hành động giá liên quan rất chặt chẽ đến Mô hình giá.
Giao dịch theo Price Action rất cần đến các kiến thức về Mô hình giá.
Như ví dụ trên ta thấy cặp EUR/USD khung H4 với mô hình giá tam giác tăng, hành động giá là sau khi chính thức breakout resistance, giá lại pullback về vùng support (vùng resistance cũ) thông qua việc khối lượng lớn giao dịch của nhà đầu tư chốt lời (take profit), sau đó hành động giá mua vào giá thấp của các nhà đầu tư làm giá lại tăng lên theo xu hướng.
3.Nhìn chart đơn giản với các ngưỡng giá quan trọng (Key Levels)
Một cách nhìn theo Price Action hiệu quả nữa đó là không thể thiếu các ngưỡng giá quan trọng, bao gồm ngưỡng hỗ trợ (support) và ngưỡng kháng cự (resistance).
Và công việc này các trader cũng phải tự vẽ và phân tích.
Ví dụ như chart bên dưới, ta thấy xu hướng đang là uptrend, key level ở đây là resistance ngay đỉnh chạm đường trendline phía trên, diễn biến thị trường tăng mạnh bằng việc hiển thị ở hành động giá breakout resistance, sau đó giá pullback về vùng điều chỉnh do hành động thoát lời (take profit) của các nhà đầu tư, và mua lại với giá thấp hơn hiển thị hành động giá tăng lên theo xu hướng tăng chủ đạo.
Việc xác định tốt các mức key levels sẽ giúp cho Price Action thêm hiệu quả.
Tóm lại, không phải chúng ta tẩy chay các indicator trong price action.
Có thể kết hợp việc phân tích chart sạch theo PA cùng với một số indicator tùy thích sao cho phù hợp với phong cách phân tích của mỗi người, và chart không bị “hỏa mù” (vì không ai đánh giá sự chuyên nghiệp của trader thông qua chart có nhiều chỉ báo cả), từ đó sẽ có hệ thống giao dịch theo PTKT hiệu quả hơn.
Chúc các bạn giao dịch tốt !
Admin.
đúng rồi, e cũng đồng ý với ad, nên sử dụng 1 vài indicator mình xài thôi, ko xài bỏ ra đỡ rồi.
hoàn toàn đồng ý. tks ad.
hay đấy, tiếp nào.
đúng là nhìn chart trắng dễ nhìn hơn, nhưng cũng ko biết phân tích luôn đối với trader mới. haha..
nên phân tích mô hình giá khi trade nữa thì hay ad nhỉ.
nơi đơn giản nhất cũng chính là nơi giản đơn nhất. kaka
chart đơn giản mà hiệu quả.
nhìn chart trên nhiều indicator qua giống kiểu luyện cửu âm chân kinh dẫn đến tẩu hỏa nhập mà, đi đâu cũng thấy cây và rừng chứ ko thấy giá. :)))