Thị trường tài chính thế giới 2020 cần chú ý những gì?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới và Donald Trump sẽ gây áp lực lên Fed để giữ cho nền kinh tế đi theo hướng thuận lợi cho ông trong cuộc bầu cử.

Những yếu tố này và mối quan hệ giữa EU và Anh hậu Brexit cũng sẽ làm cho ECB phải cố gắng duy trì nền kinh tế Eurozone.

Giá dầu có thể giảm trừ khi OPEC và Nga nỗ lực hơn nữa trong việc cắt giảm sản lượng, trong khi đó tại Mx, Netflix (NASDAQ:NFLX) sẽ cạnh tranh với Disney, Apple (NASDAQ:AAPL) và những cái tên khác trong cuộc chiến về dịch vụ phát trực tuyến.

Đây là những gì sẽ chờ đợi bạn trong năm 2020.

1. Cuộc chiến giành vị trí bá chủ chưa có dấu hiệu kết thúc

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm cho nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chao đảo trong năm 2019 và dường như sẽ tiếp tục để lại dấu ấn trong năm 2020.

IMF đã dự tính vào tháng 10 rằng loạt thuế quan của cả 2 nước sẽ làm cho giá trị của nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 700 tỷ USD vào năm tới, tương đương 0,8% GDP toàn cầu.

Những động thái mới nhất không đến nỗi tiêu cực, cả 2 bên đã có những tiến triển trong đàm phán vào đầu tháng 12.

Theo đó, Trung Quốc đã đồng ý, về nguyên tắc, mua thêm nông sản của Mỹ và đổi lại sẽ được giảm thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ.

Hiện tại, vẫn chưa xác định ngày ký kết và cả 2 bên đều chưa đưa ra bản dự thảo của thỏa thuận, nhưng những thông báo của chính phủ Trung Quốc về việc cắt giảm thuế vào tuần trước cho thấy thị trường có thể tin tưởng hơn vào khả năng thỏa thuận sẽ được ký kết vào đầu tháng 1.

chien-tranh-thuong-mai-my-trung-anh-huong-thi-truong-tai-chinh-toan-cauChiến tranh thương mại vẫn sẽ là tâm điểm đáng chú ý trong năm 2020.

Tuy nhiên, đa số các loạt thuế vẫn còn hiệu lực, cho đến khi những vẫn đề chính yếu như quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp của chính phủ được giải quyết bởi Trung Quốc, việc quay trở lại trạng thái trước cuộc chiến là rất khó xảy ra, trong khi đó, các yếu tố khác như vấn đề Hồng Kông, Bắc Triều Tiên và Đài Loan đều có thể bùng lên bất cứ lúc nào.

Và điều này đặc biệt đúng với ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ cũng đã đưa ra dấu hiệu rằng sẽ sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc về những vấn đề từ thương mại đến quyền con người và vị thế bá chủ về công nghệ.

Điều này cho thấy rằng bất cứ ai được bầu vào Nhà Trắng cuối năm 2020 thì cuộc chiến thương mại sẽ vẫn là một điểm nóng.

2. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ảnh hưởng đến Fed và thị trường tài chính thế giới

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của thị trường trong những tháng trước đó và Fed sẽ bị bao phủ bởi cái bóng này, cùng với nhiều yếu tố khác.

Các cuộc thăm dò dư luận đang cho thấy có khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ tái đắc cử (giả sử ông vượt qua quá trình luận tội hiện tại), điều này sẽ tạo cơ hội cho chính sách thương mại và tài khóa trở thành những yếu tố chính thêm 4 năm nữa, và Fed sẽ là người giảm áp lực của những cú sốc mà những chính sách này tạo ra, dù là cú sốc tăng hay sốc giảm.

Hiện tại, công cụ theo dõi lãi suất Fed của Investing.com cho thấy lãi suất sẽ vẫn ở trong khoảng 1,5% – 1,75% vào cuối năm 2020, không thay đổi so với hiện tại. Nhưng lãi suất sẽ còn phụ thuộc vào chính sách mà Trump lựa chọn từ bây giờ đến tháng 11 năm sau.

Nếu Trump lựa chọn tránh chiến tranh thương mại leo thang, lạm pháp của Mỹ dường như sẽ tăng với ảnh hưởng của thị trường lao động và khoản thâm hụt ngân sách 1,2 nghìn tỷ USD.

FED-chiu-nhieu-ap-luc-truoc-bau-cu-tong-thong-2020FED sẽ chịu ảnh hưởng từ bầu cử tổng thống 2020.

Áp lực tăng đối với lãi suất Fed sẽ bắt đầu với thị trường trái phiếu dài hạn, trong khi những bình luận trên Twitter của Tổng thống sẽ khiến lãi suất ngắn hạn của Mỹ bị níu lại khi Fed e ngại các động thái của mình có thể bị chính trị hóa trước cuộc bầu cử.

Ngược lại, nếu Trump cảm thấy cần phải có những hành động quyết liệt hơn đối với Trung Quốc (hoặc EU, Mexico, Canada…), thì Fed rất có thể phải có thêm một lần cắt giảm lãi suất mang tính ‘bảo đảm’.

3. Cuộc chiến trong mảng dịch vụ phát trực tuyến

Hãy quên đi Star Wars – 2020 sẽ là năm mà cuộc chiến dịch vụ phát trực tuyến sẽ trở nên khốc liệt.

Netflix (NASDAQ: NFLX) của Reed Hastings sẽ phải bảo vệ lợi thế của mình – hiện tại dịch vụ này có gần 160 triệu người dùng trên toàn thế giới và thường là cái tên đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ khi nói về dịch vụ phát video theo yêu cầu.

Tuy nhiên, vị trí của Netflix đang bị đe dọa bởi các đối thủ sừng sỏ, cả Apple (NASDAQ: AAPL) và Walt Disney (NYSE: DIS) đã ra mắt các dịch vụ cạnh tranh với Netflix vào tháng 11.

Disney, với thế mạnh về danh mục và các chương trình thể thao trực tiếp, sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh đặc biệt đáng ghờm. Giám đốc điều hành Bob Iger cho biết ông nhắm mục tiêu 90 triệu thuê bao vào năm 2024. 10 triệu thuê bao đầu tiên đã được đăng ký vào ngày đầu tiên.

Comcast (NASDAQ: CMCSA) và AT & T (NYSE: T) sẽ tham gia cuộc chiến vào năm tới: Peacock của NBCUniversal sẽ được ra mắt vào tháng 4 và HBO Max của WarnerMedia sẽ ra mắt vào tháng Năm.

Và cũng như rất nhiều các lĩnh vực khác, Amazon.com (NASDAQ: AMZN) vẫn là một đối thủ cạnh tranh có sức mạnh và có tiềm năng.

Netflix-va-cuoc-chien-dien-tu-truyen-thong-2020Netflix và cuộc chiến phát trực tuyến sẽ khốc liệt trong năm 2020.

Một thông tin tích cực là hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho nhiều nhà cung cấp, tin tốt hơn là không ai biết chính xác mức giá để tiềm năng bắt đầu bị thu hẹp.

Disney đã chi đáng kể để người dùng có thể rời ra được khỏi tầm ảnh hưởng của Netflix (NASDAQ: NFLX). Các dịch vụ sinh sau cũng có thể sẽ gặp phải vấn đề này, thậm chí còn ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Nhưng có thể nói rằng không có công ty nào có nhiều thách thức như Roku (NASDAQ: ROKU). Một công ty chuyên về TV thông minh được thiết kế dành riêng cho các nền tảng phát trực tuyến.

Sau khi tăng gấp bốn lần vào năm 2019, cổ phiếu của Roku hiện đang được giao dịch với tỷ lệ 15,2 lần so với thu nhập dự kiến của năm 2019. Đó có thể là trường hợp mà mọi công ty đều khó có thể đạt được.

4. Giá dầu thế giới đối diện tình trạng dư cung

Thị trường dầu thế giới sẽ gặp khó khăn ngay khi năm 2020 bắt đầu và tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho cung tăng nhanh hơn cầu.

Thỏa thuận của OPEC và các nước đồng minh vào đầu tháng này, cắt giảm thêm 500.000 thùng so với thỏa thuận cũ trong quý 1 năm 2020, có thể đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng tình trạng thừa dầu sẽ không diễn ra ngay lập tức.

Tuy vậy, Cơ quan năng lượng quốc tế vẫn dự báo rằng kho dự trữ dầu thô thế giới có thể tăng 700.000 thùng/ngày trong quý 1 năm 2020.

Bjørnar Tonhaugen, chuyên gia nghiên cứu trưởng về thị trường dầu tại Rystad Energy, nói “OPEC không thể giải quyết dứt điểm vấn đề”. “Thay vào đó, họ đưa ra một giải pháp nhỏ để vượt qua quý đầu tiên của năm 2020”. Ông cũng nói thêm rằng rủi ro về thừa cung chắc chắn sẽ sống lại.

Điều này cũng được phản ánh trong dự báo của Cơ quan thông tin năng lượng rằng giá dầu thô sẽ chỉ ở mức hơn 55 USD/thùng đối với WTI và 60,51 USD/thùng đối với Brent vào năm tới.

gia-dau-the-gioi-nam-2020-se-doi-mat-ap-luc-du-nguon-cungGiá dầu thế giới trong năm 2020 đối diện với áp lực du nguồn cung.

Với mức giá này, nhiều công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ sẽ gặp khó khăn.

Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh lớn với mức độ tích hợp cao sẽ phải đối mặt với chi phí vốn cao khi các chính trị gia và nhà đầu tư đang tạo áp lực để họ nhận diện rõ hơn các rủi ro về Biến đổi Khí hậu trong mô hình kinh doanh của mình.

Giá dầu và chi phí vốn có thể sẽ làm sản lượng khai thác của Mỹ giảm còn 900.000 thùng/ngày vào năm tới, theo các dự báo của chính phủ.

Trong năm 2018, mức sản lượng đã đạt con số 1,6 triệu thùng/ngày và năm 2019 là 1,3 triệu thùng/ngày.

Đây là lần đầu tiên sau ít nhất ba năm, sản lượng của Mỹ được dự kiến sẽ ở mức thấp hơn mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu. IEA dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng lên mức trung bình 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020, và giá dầu cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường tài chính thế giới.

5. Lo ngại về thương mại đối với châu Âu

Sự bất ổn về thương mại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu, thúc đẩy ECB thoát ra khỏi chính sách lãi suất âm và tạo áp lực lên khả năng sinh lời của các ngân hàng trong khu vực này, từ đó, hạn chế đồng Euro trong thị trường ngoại hối.

Rủi ro về thương mại có nhiều nhưng đường thoát ra thì lại không có nhiều.

Khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, đầu tư kinh doanh của cả 2 nước đều giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa đầu tư.

EU dường như cũng sẽ là đích nhắm tiếp theo về thuế của Mỹ nếu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung được giải tỏa trước cuộc bầu cử.

Câu chuyện về thuế quan giữa EU và Mỹ vừa được bắt đầu bằng quyết định áp thuế lên EU liên quan đến các khoản trợ cấp của EU đối với Airbus, và dường như trong năm tới, WTO sẽ cho phép EU áp thuế lên các công ty của Mỹ cũng bởi liên quan đến những khoản trợ cấp ngầm cho Boeing.

trade-war-US-vs-EU-van-la-diem-nong-2020Thuế quan giữa US và EU vẫn chưa ngã ngũ trong năm 2019.

Cuối cùng là Anh. Anh quốc sẽ rời EU vào cuối tháng 1.

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã ra dấu hiệu rằng ông muốn có một thỏa thuận thương mại vào cuối năm 2020, khi giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit kết thúc.

Điều đó làm các cuộc đàm phán phải phân đoạn hoặc, nhiều khả năng, một thỏa thuận thương mại sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi bên sẽ chỉ cam kết đủ để không làm các dòng tài chính và thương mại bị gián đoạn giữa hai bên.

Mặc dù vậy, một kịch bản như vậy sẽ liên tục làm giảm niềm tin và nhu cầu, và đồng Bảng cũng sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục tăng trên cơ sở lợi nhuận đã đạt được vào quý trước.

Theo Bloomberg




Dịch vụ quan tâm:









Leave a Reply

avatar